CHIA SẺ

Giới thiệu



Cây Măng Cụt

Tên phổ thông: Măng Cụt
Tên khoa học: Garcinia mangostana L
Họ thực vật: Bứa (Clusiaceae )
Nguồn gốc xuất xứ: Mã Lai, Nam Dương
Phân bố ở Việt Nam: phân bố rộng rãi ở các tỉnh Nam Bộ, đặc biệt là Lái Thiêu, Bình Dương

A. Đặc điểm hình thái:

Thân, tán, lá: Thân non màu xanh lục. Mặt ngoài có nhiều khía dọc, tiết diện hình chữ nhật, thân già màu xám đen, sần sùi có nhiều rãnh nứt dọc, tiết diện tròn. Lá đơn, không có lá kèm. Phiến lá bóng, dày và dai, hình elip thuôn dài, gốc gần tròn, mũi nhọn, màu xanh lục. Cuống lá chắc, hình trụ phẳng mặt trên và hơi phình ở đáy. Măng Cụt là một loại cây to, có thể cao tới 20–25 m.

Hoa, quả, hạt: Hoa lưỡng tính có cuống có đốt. Cuống hoa ngắn hơi phình ở gốc, màu xanh. Lá bắc dạng vẩy tam giác dài 0,7 – 1 cm, khô xác, rụng sớm. Quả mọng hình cầu mang đài, đường kính 5 – 6 cm, to bằng quả cam trung bình. Vỏ ngoài màu đỏ tím dày cứng, trong đỏ tươi như rượu vang, dày xốp, phía dưới có lá dài, phía đỉnh có đầu nhụy. Trong quả có từ 6 đến 18 hạt, quanh hạt có áo hạt trắng, ăn ngọt thơm ngon.

B. Đặc điểm sinh lý:

Tốc độ sinh trưởng: chậm

Vùng sinh thái: Cây thích hợp trồng ở những nơi có khí hậu nhiệt đới.

Giá trị của Cây Măng Cụt: Đây là loại cây đa tác dụng. Ngoài chức năng chính cung cấp những quả măng cụt thơm ngon, chín mọng, Cây Măng Cụt còn có thể hỗ trợ điều trị một số bệnh như đau bụng, tiêu chảy, lỵ và có khi còn dùng chữa bệnh hoàng đản.

Hiện nay, bà con đang đầu tư vào chất lượng cây giống, đảm bảo trồng những cây Măng Cụt cho quả thơm ngon, hướng đến thị trường nước ngoài.




Trái Măng Cụt