CHIA SẺ

Thursday, July 20, 2017

HỌC TẬP MÔ HÌNH LÀM GIÀU TỪ CÂY MĂNG CỤT CỦA BÀ CON MIỀN TÂY

Đồng Bằng Sông Cửu Long được mệnh danh là “Vựa trái cây” cả nước, nổi tiếng với nhiều loại cây trái thơm ngon. Bên cạnh những Giống Xoài, Chôm Chôm, Bưởi Năm Roi, Bưởi Da Xanh…thì Măng Cụt cũng là loại trái cây gắn liền với đời sống Bà con vùng sông nước từ rất lâu. Bà con các tỉnh Miền Tây được thiên nhiên ưu đãi nên quanh năm canh tác để cung cấp cho người tiêu dùng những loại trái cây tươi ngon, cũng chính vì thế mà cuộc sống của nhiều Bà con nơi đây ngày càng giàu có.


Hoa Măng Cụt

Cây Măng Cụt giúp Bà con bao đời thoát nghèo

Tại đây đã có nhiều tấm gương người nông dân vượt khó làm giàu, đơn cử như ông Nguyễn Thanh Tuấn, ấp Vĩnh Chính, xã Vĩnh Hòa, tỉnh Bến – người đã thành công trong xử Măng Cụt ra hoa sớm bằng phương pháp phủ bạt thì chia sẻ: “Cây Măng Cụt thực tế nếu xử lý cho trái chính vào khoảng tháng 3 âm lịch thì giá trị kinh tế rất cao, giá bán có lúc đạt từ 90 đến 120 ngàn đồng/kg. Năm 2014, tôi thu hoạch hơn 10 tấn Măng Cụt, giá bán cao nhất đạt 100 ngàn đồng/kg, giá thấp nhất cũng trên 30 ngàn đồng/kg”. 

Ông Tuấn áp dụng biện pháp phủ bạt cho cây ra hoa sớm nay cũng trên 5 vụ và đều mang lại hiệu quả. Ít nhất cũng có 40% cây cho trái sớm, nhưng điều quan trọng là cây ra hoa đồng loạt, thu hoạch cũng thuận tiện hơn để cây ra hoa tự nhiên.


Cây Măng Cụt giúp Bà con bao đời thoát nghèo

Ông Tuấn cho biết thêm thì cách phủ bạt Cây Măng Cụt cũng gần giống như Cây Chôm Chôm, Sầu Riêng, tuy nhiên đối với Cây Măng Cụt có phần nhẹ công hơn. Sau khi thu hoạch xong vào khoảng tháng 4 âm lịch, ông Tuấn tiến hành rải phân cho cây ra đọt. Khi đọt già vào khoảng rằm tháng 8 âm lịch anh bắt đầu phủ bạt, xiết nước. Khoảng 50 ngày tưới nước để kích thích bông sau đó tiếp tục đậy cho khô đất là cây sẽ ra hoa và cho trái chín vào khoảng đầu tháng 3 âm lịch.

Chất lượng Trái Măng Cụt chín vào thời điểm này rất ngon, 100% không có hiện tượng xì mủ, giá bán rất cao. Đặc biệt, xử lý cho cây ra hoa theo phương pháp này năng suất Cây Măng Cụt tăng hơn, nếu để cây ra hoa tự nhiên thì 1 hecta thu hoạch 12 tấn, nếu xử lý thì có thể đạt 18 đến 20 tấn/ha.

Chính quyền nỗ lực giữ lại “ Cây đặc sản”

Hiện nay, chính quyền ở nhiều tỉnh của Miền Tây như Bến Tre, Tiền Giang, Cần Thơ…đều chú trọng việc bảo vệ và phát triển diện tích trồng Măng Cụt. Đồng thời xây dựng thành công các tổ liên kết sản xuất Măng Cụt đạt tiêu chuẩn Vietgap.

Măng Cụt được trồng theo tiêu chuẩn VietGAP được cán bộ địa phương hỗ trợ về kỹ thuật và các điều kiện cần thiết để giúp cây cho năng suất cao, giá bán tốt. Đặc biệt, người tiêu dùng cũng an tâm về chất lượng, thị trường xuất khẩu Măng Cụt mở rộng hơn.


Phương pháp trồng Cây Măng Cụt

Với giá bán khá ổn định, mức giá thấp nhất cũng khoảng 18 ngàn đồng/kg tại vườn thì một 1000 m2 trồng Cây Măng Cụt cũng mang lại thu nhập hơn 20 triệu đồng.

Ngoài ra các hộ còn sử dụng phương pháp trồng xen thêm Dừa Xiêm, Bòn Bon, Chuối… trong vườn Măng Cụt. Với cách làm này, giúp các gia đình tăng thu nhập trên cùng một diện tích canh tác. Cây Măng Cụt không tốn nhiều công chăm sóc, so với các cây trồng khác nếu chi phí sản xuất 1000 m2 có thể dao động từ 2 triệu đến 5 triệu đồng/năm thì Cây Măng Cụt chỉ tốn không tới 500 ngàn/năm, chủ yếu là tiền phân bón. Điều đặt biệt là Cây Măng Cụt không phải phun thuốc bảo vệ thực vật, rất tiết kiệm chi phí và nhân lực cho nhà vườn.